Moitruong24h - Trong họ mèo lớn (hổ, sư tử, báo đốm Mỹ và báo hoa mai), hổ là loài có nguy cơ bị đe dọa cao nhất, với khoảng 3.200 cá thể còn lại trong khu vực hoang dã tại các đầm lầy và rừng nhiệt đới, tập trung chủ yếu tại 13 quốc gia châu Á. Khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp và cơ sở hạ tầng khiến cho môi trường sống của loài hổ dần bị thu hẹp. Ngoài ra, việc săn bắn và săn trộm nhằm lấy các bộ phận để sử dụng trong thuốc Đông y ở một số nước châu Á cũng gây áp lực không nhỏ lên sự sinh tồn của loài này.
Một con hổ ở khu vực hồ Raj Bagh, bang Rajasthan, Ấn Độ
Để bảo vệ loài hổ, năm 2010, các nhà lãnh đạo trên thế giới tổ chức Hội nghị thượng đỉnh cấp cao tại Nga với mục tiêu tăng gấp đôi số lượng hổ hoang dã trên thế giới vào năm 2022 (mục tiêu Tx2). Theo đánh giá của các chuyên gia, mục tiêu Tx2 chỉ có thể đạt được khi môi trường sống hiện tại của loài hổ - các cánh rừng và khu vực hành lang được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Kể từ sau cuộc họp, đã có sự gia tăng số lượng quần thể hổ tại Nê-pan, Ấn Độ, Nga. Ngoài ra, tại vùng Đông Bắc Trung Quốc, có nhiều dấu hiệu cho thấy loài hổ đang trú ngụ và sinh sôi.
Thông qua hình ảnh vệ tinh Google Earth và công cụ Theo dõi rừng toàn cầu, các nhà khoa học đã tính toán được những thay đổi trong môi trường sống của hổ tại 76 danh lam thắng cảnh trên thế giới, với mức độ chi tiết lên tới 30m. Theo đó, có khoảng 80.000 km2 rừng bị mất, trong đó hơn 58.000 km2 xảy ra tại 29 khu vực trọng tâm, nghiêm trọng nhất là tại Malaixia và Sumatra (Inđônêxia) do ảnh hưởng từ ngành công nghiệp dầu cọ. Với công nghệ mới, các nhà bảo tồn có thể xác định chính xác nơi mất môi trường sống đang diễn ra hàng năm (thay vì thực hiện 10 năm 1 lần như trước đây) và kiểm soát tối đa thiệt hại trong tương lai. Đây đồng thời cũng là một công cụ hữu ích cho các quốc gia lên kế hoạch bảo tồn loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao này.
Các chuyên gia của trường Đại học Minnessota ở bang Saint Paul, Mỹ cho biết, BVMT sống, nỗ lực chống săn trộm và duy trì con mồi (nguồn thức ăn) là những yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo tồn loài động vật này. Mục tiêu tăng gấp đôi số lượng hổ trong vòng 6 năm tới hoàn toàn khả thi và chỉ có thể đạt được nếu các Chính phủ, các tổ chức môi trường và cộng đồng địa phương chung tay hành động.
Theo TC Môi Trường/Theguardian
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân