Moitruong24h- Ngày 13-7, tại Hậu Giang, BTC MDEC Hậu Giang năm 2016 đã tổ chức hội thảo “Các giải pháp kiểm soát mặn, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh vùng ĐBSCL”.
Nước sông Hậu - hạ lưu sông Mê kông mùa khô tổng lượng nước giảm - ảnh GIA TUỆ
Theo báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT), tổng lượng dòng chảy sông Mê kông hằng năm khoảng 475 tỉ m3, chuyển trên 420 tỉ m3 nước vào ĐBSCL, nhưng chủ yếu tập trung vào mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11 chiếm đến 90% tổng lượng nước hằng năm, còn mùa kiệt chỉ là 10% tổng lượng nước còn lại.
Trong khi đó, hiện nguồn nước ngầm tại ĐBSCL cũng có xu hướng bị suy giảm mạnh do khai thác quá mức trong khi việc bổ cập cho nguồn nước này khá hạn chế.
Từ năm 2015, dòng chảy thượng nguồn sông Mê kông bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua và không còn khả năng đẩy mặn, dẫn đến mặn trên sông xuất hiện sớm hơn gần 2 tháng so với cùng kỳ và xâm nhập cùng hạn hán ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân vùng ĐBSCL…
Hạn mặn khiến kênh rạch cạn kiệt nước. Ảnh: GIA TUỆ
Ruộng lúa nứt nẻ vì không có nước. Ảnh: GIA TUỆ
Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Trân, tài nguyên đất tại ĐBSCL đang bị khai thác kiệt quệ, lãng phí trong sử dụng nước do lũ về lại đuổi lũ để sản xuất vụ 3, trong khi hiệu quả do tăng vụ sản xuất lúa mang lại thấp.
"Cần thay đổi nhận thức và thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL để sử dụng hiệu quả hơn các tài nguyên đất, nước và nâng cao thu nhập người dân”- GS.TS Nguyễn Ngọc Trân nói.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thu Phương - Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) cho rằng: “Cần phải xây dựng và triển khai ngay việc thực hiện quy hoạch tài nguyên nước vùng ĐBSCL trong điều kiện BĐKH và tác động do các hoạt động khai thác sử dụng nước của các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê kông. Tập trung điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất, nhất là các tầng chứa nước nằm sâu”.
Gia Tuệ/ Pháp Luật
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân