Moitruong24h - Theo các nghiên cứu mới nhất của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), hàng loạt những hệ sinh thái dưới đây đang phải đối mặt với mối đe dọa bị biến mất vĩnh viễn.
Vùng ao trũng núi đá vôi Piccaninnie ở Nam Úc
Nằm ở bờ biển phía Nam của nước Úc, là một địa điểm du lịch lý tưởng khi đến Úc cho những ai muốn được chiêm ngưỡng những hang động đá vôi tuyệt đẹp dưới nước. Tuy nhiên, hệ sinh thái ở đây đang được IUCN cảnh báo trước rất nhiều nguy cơ, từ một cuộc khảo sát mới nhất người ta phát hiện ra rằng trong 50 loài tôm càng nước ngọt Euatacus sinh sống ở vùng này thì có tới 17 loài đã gần như tuyệt chủng.
Biển Aral (Uzbekistan – Kazakhstan).
Đã từng là hồ nước lớn thứ tư trên thế giới, nhưng giờ đây biển Aral đã co lại chỉ còn 10% so với kích thước ban đầu. Đây đã được xem như là một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất của thế giới, cùng với sự co hẹp này biển Aral cũng đã làm mất đi sự đa dạng sinh học ban đầu với sự biến mất của 28 loài cá đặc hữu.
Rừng keo tại Senegal, Mali và Mauritania.
Sự khô hạn đang dần hủy diệt những rừng keo đồng bằng đang cố gắng bám trụ quanh lưu vực con sông Senegal (Châu Phi). Những chú chim đang dần biến mất cùng với hệ sinh thái, IUCN coi nơi đây là khu vực cực kỳ nguy cấp.
Những vùng đầm lầy than bùn ở Đức.
Những vùng đất ẩm ngập nước này là một ví dụ điển hình cho sự đa dạng sinh học, tuy nhiên đây cũng là vùng có trữ lượng than bùn lớn và là nơi tích trữ lượng lớn xác động thực vật. Những đầm lầy ở đây đang dần khô ráo và thải ra một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu. Cùng với đó, sự biến mất của hàng loạt đầm lầy như Hunsruck, Eifel đã buộc IUCN liệt nơi này vào danh sách nơi có hệ sinh thái trong tình trạng nguy cấp.
Quần xã sinh vật Fynbos – Nam Phi.
Những bụi cây lá kim vô cùng đa dạng và nhiều màu sắc (8.500 loài) được xem là một trong những báu vật của Châu Phi, tuy nhiên hiện nay người ta cũng phát hiện hàng loạt dấu hiệu đe dọa đến hệ sinh thái nơi đây, và nguyên nhân chính là do cháy rừng, đô thị hóa và việc mở rộng đất nông nghiệp.
Vườn quốc gia Coorong của Australia.
Là hệ sinh thái đầm phá mang vai trò quan trọng quốc tế, nhưng bất chấp những nỗ lực bảo vệ khu vực này đã gần như biến mất 10% hệ thống cảnh quan ban đầu.
Đầm lầy ven biển ở Syney, Australia.
Australia lại một lần nữa có tên trong danh sách này của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Vùng đầm lầy ven biển lưu vực Sysney đang bị đe dọa nghiêm trọng, 60% vùng đất ngập nước này đang biến mất dần hoặc bị xuống cấp nghiêm trọng. Nguyên nhân chính được cho là do sự phát triển của đô thị hóa, fracking (kỹ thuật dùng thủy áp bẻ gẫy các lớp đá phiến thạch, giải thoát dầu khí giữa các ngăn đá đó rồi trôi lên mặt đất), sự xâm nhập của các giống cây ngoại lại, đường cao tốc, khai thác mỏ, biến đổi khí hậu…
Rừng tảo bẹ khổng lồ ở Alaska.
Tảo bẹ, hay những loài tảo là hình ảnh gần gũi và quen thuộc xuất hiện trong những khu rừng dưới nước của thiên nhiên. Rừng tảo bẹ ở Alaska có thể cao vượt quá 50m và đã trở thành một phần của hệ thống sinh thái vô cùng phong phú – nơi trú ngụ của vô số loài sinh vật. Thật đáng tiếc rằng, sự đánh bắt quá mức, ô nhiễm và hiện tượng thời tiết el Niño đang dần phá hủy chuỗi thức ăn và hình thành nên sự phát triển vượt mức của loài nhím biển – loài sinh vật chuyên ăn tảo bẹ và việc này dẫn đến nhiều tác động nghiệm trọng đối với hệ sinh thái trong lòng đại dương.
Rặng san hô ở vùng biển Caribe.
Hai phần ba các rặng san hô ở Caribe đang bị đe dọa trực tiếp bởi con người. Việc thâm canh nông nghiệp, thay đổi khí hậu – là những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng tẩy trắng san hô (san hô bị chết từng phần), thêm vào đó là việc đánh bắt quá mức và tác động từ những dịch vụ du lịch cũng dần dẫn đến sự đe dọa tuyệt chủng của những rặng san hô nơi đây.
Theo Kinhtemoitruong.vn
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân