Moitruong24h - Các chuyên gia môi trường đang lo ngại trước việc 3 nước láng giềng: Thái Lan, Lào, Campuchia có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư các dự án thủy điện và chuyển nước sông Mê Kông.
Ảnh minh họa
Thông tin trong buổi tọa đàm “Rủi ro tiềm ẩn từ các dự án chuyển nước sông Mê Kông tới đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, do Trung tâm Con người và thiên nhiên (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) tổ chức mới đây cho thấy, Thái Lan dự định xây mới 990 dự án tưới tiêu ở vùng Đông Bắc, chủ yếu là chuyển, bơm nước từ sông Mê Kông. Thực tế khảo sát của nhóm chuyên gia, hiện Thái Lan đã xây một đập tạm trên sông Huai Luang gần cửa sông Mê Kông, trên đó lắp đặt 4 máy bơm nước với lưu lượng khoảng 600m3/giờ khi cần.
Tại Campuchia, do việc tưới tiêu hiện nay vẫn chủ yếu là “nhờ trời”, vì vậy, quốc gia này đang hợp tác với nước ngoài xây dựng hệ thống kênh mương. Các dự án này đa số thuộc lưu vực Mê Kông và phần lớn là nhà đầu tư Trung Quốc. Dự kiến, đến năm 2030, Campuchia sẽ mở rộng thêm 772.499 ha tưới và xây mới khoảng 6.000 ha.
Còn tại Lào, diện tích tưới chủ yếu là các dải đất hẹp nằm dọc các dòng nhánh và cánh đồng ngập lũ cạnh dòng chính Mê Kông. Hiện nay diện tích tưới ở Lào hơn 166.000 ha. Theo kịch bản phát triển đến năm 2030, Lào cũng sẽ mở rộng thêm 213.062 ha và dự kiến các dự án tưới mới 238.617 ha.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc lấy, chuyển nước sông Mê Kông để phục vụ tưới của Campuchia và Thái Lan hiện nay có thể thuộc loại lấy, chuyển nước dòng nhánh trong mùa mưa. Các loại lấy, chuyển nước này thường là lấy, chuyển nước sông Mê Kông qua dòng nhánh vào chứa trong các hồ, đập có cửa van khống chế để trữ nước tưới cho vùng hạ lưu. Do đó, khi mực nước lũ xuống thấp hầu như không còn dòng chảy ngược lại sông Mê Kông như trước đây. Điều này khiến ĐBSCL sẽ phải đối mặt với tình trạng hạn hán, ngập mặn nghiêm trọng hơn trước, bởi hiện nay 95% lượng dòng chảy vào ĐBSCL là đến từ nước ngoài.
Ngoài nước, lượng phù sa chắc chắn cũng sẽ bị suy giảm. Tác dụng thau chua, rửa phèn, bồi đắp phù sa cho các diện tích canh tác ở ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng.
Trước thực tế này, các chuyên gia môi trường kiến nghị, việc lấy nước chỉ trong mùa mưa hay cả trong mùa khô, hay trong thời kỳ chuyển tiếp. Cơ quan chức năng Việt Nam, thông qua cơ chế hợp tác Mê Kông, cần yêu cầu các nước tuân thủ Hiệp định Mê Kông và các thỏa thuận…
Thanh Tâm/Báo Công Thương
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân