Moitruong24h - Theo kết quả điều tra của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tại 26 trang trại gây nuôi thương mại động vật hoang dã (ĐVHD) ở Việt Nam, 100% cơ sở gây nuôi được khảo sát có các dấu hiệu về việc nhập lậu ĐVHD từ tự nhiên. Điều này, khiến nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã lên tiếng phản đối vì đây có thể là hành vi “tiếp tay” cho suy giảm ĐVHD.
Cá thể rùa bị nuôi nhốt. Ảnh: MH
Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng, hợp pháp hóa hoạt động gây nuôi thương mại và buôn bán các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm là “con đường dẫn đến sự tuyệt chủng”. Việc đem tương lai của nhiều loài ĐVHD nguy cấp bậc nhất trên thế giới để đánh đổi lấy lợi nhuận của một nhóm người là vô cùng mạo hiểm.
Lý giải về vấn đề này, PGS. TS Lê Xuân Cảnh, nguyên Viện trưởng Viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật cho rằng: Công tác bảo tồn luôn hướng tới bảo vệ đa dạng sinh học vì lợi ích tương lai. Trong khi đó, gây nuôi thương mại ĐVHD là hoạt động kinh doanh sinh lời. Chính vì vậy, các cơ sở gây nuôi phải lựa chọn những loài có khả năng đem lại lợi ích kinh tế (dễ sinh sản, sinh trưởng nhanh và lợi nhuận cao). Tuy vậy, thực tế cho thấy, có rất ít chủ cơ sở am hiểu về các loài được gây nuôi hay muốn đầu tư vào cơ sở vật chất và kỹ thuật để gây dựng một cơ sở gây nuôi hợp pháp. Sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật cho sinh sản thường dẫn đến tình trạng giao phối cận huyết và lai tạp nguồn gen khiến các cá thể được gây nuôi không có giá trị bảo tồn.
Bên cạnh đó, hầu hết các cá thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được gây nuôi đã mất đi bản năng sinh tồn và kỹ năng cần thiết giúp chúng sống sót trong tự nhiên nếu được tái thả. Bà Jenny Daltray, Cán bộ cao cấp về bảo tồn sinh học thuộc Tổ chức Động vật hoang dã quốc tế (FFI) cũng lấy ví dụ khi nhìn vào con số hơn 1.100 cơ sở gây nuôi ĐVHD ở Việt Nam với hàng trăm nghìn cá thể cá sấu, trong khi, chỉ có dưới 20 cá thể cá sấu Xiêm trưởng thành còn sót lại trong tự nhiên. Sự phát triển của các cơ sở gây nuôi đã dẫn đến sự diệt vong của loài cá sấu Xiêm trong tự nhiên ở Việt Nam, đồng thời, gây suy giảm các quần thể của chúng trong tự nhiên ở một số quốc gia lân cận như Campuchia và Lào.
Một ví dụ khác là việc cơ quan chức năng Tây Ninh và Quảng Bình đã cấp phép cho nhiều cơ sở “gây nuôi” tê tê bất chấp thực tế rằng, Tê tê là loài động vật vốn không dễ sinh sản và sinh trưởng trong môi trường nuôi nhốt. Qua điều tra, chủ các cơ sở ở 2 địa phương này đã có hành vi nhập lậu các cá thể Tê tê săn bắt trái phép ngoài tự nhiên, chính điều này đã làm suy giảm rất nhiều cá thể Tê tê ngoài tự nhiên.
Về mặt thực thi pháp luật, trong quá trình kiểm tra, các cơ quan thực không thể phân biệt giữa ĐVHD hay sản phẩm từ ĐVHD hợp pháp và bất hợp pháp trên thị trường. Chính kẽ hở này vô tình đã tạo điều kiện cho các đối tượng “lách luật” và thực hiện hành vi bất hợp pháp.
“Chúng tôi không thể phân biệt được cao hổ và mật gấu từ tự nhiên hay do nuôi nhốt một khi đã đưa ra thị trường. Cách duy nhất để bảo vệ ĐVHD là nên nghiêm cấm mọi hình thức buôn bán các loài này để các cán bộ thực thi pháp luật làm tốt phần việc của mình", ông Khổng Trung - Chi cục trưởng chi cục Kiểm lâm Quảng Trị nói.
Nguyễn Cường/TN & MT
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân