Moitruong24h - "Ông già Ozon", TS. Nguyễn Văn Khải có những chia sẻ trái chiều xung quanh việc dùng chậu nhựa làm máy phát điện tại Hà Nội. Theo ông, việc làm này có thể ẩn chứa nhiều nguy hiểm, thậm chí chết người.
Ông già Ozon: Ở giữa Hà Nội bây giờ mà những thứ lạc hậu như vậy vẫn sử dụng hay sao?
Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin mới đây, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải (có biệt danh là ông già Ozon) không giấu nổi sự bức xúc: "Giữa Hà Nội bây giờ mà lấy chậu nhựa ra để phát điện là phản khoa học, là lạc hậu, rất nguy hiểm. Đấy là những kiến thức từ những năm 60 rồi. Bây giờ chúng ta làm phải cẩn thận, hiện đại chứ ai lại làm thế bao giờ. Như vậy là đẩy lùi xã hội".
Ông Khải dẫn chứng, trước đây, chúng ta cũng có sử dụng một số phương pháp truyền dẫn điện đơn giản như dùng hai mảnh dao tem buộc lại với nhau bằng sợi dây đồng rồi cho vào nước để đun nước.
"Khi dòng điện chạy qua, mảnh dao tem sôi, nước sôi. Nhưng không cẩn thận thì nước cạn dẫn đến cháy nổ, cháy nhà, rất nguy hiểm. Các kiểu sục đun nước bán trên thị trường trước đây cũng thế, rẻ và tiện lợi, nhưng bây giờ mấy ai dùng? Chúng ta đừng đánh cược mạng sống vào những thứ rẻ mà nguy hiểm như vậy", TS Khải cho biết.
Theo ông, ngay từ những năm 60, việc mô phỏng máy phát điện như vậy đã được thực hiện rất nhiều. Tuy nhiên, những chiếc máy này đều dựa trên nguyên tắc, gió quay, tích điện, tích ắc quy rồi mới đến sử dụng điện mà tốc độ quay của gió không đều nhau, gió lốc, gió mạnh dẫn đến đổ cột. Bên cạnh đó cường độ dòng điện cũng sẽ không đều, lúc lớn, lúc mạnh, nếu hở điện có thể dẫn đến điện giật. Ở trên bến dưới thuyền, nhiều gia đình có con nhỏ, càng phải tránh nguy cơ tối đa.
Việc sử dụng 4 chiếc chậu nhựa để tạo điện đang được rất nhiều người dân ủng hộ
Trước đó, như đã đưa tin, việc sử dụng chậu nhựa để tạo ra điện thắp sáng cho người dân trên bến dưới thuyền ven bãi sông Hồng, thuộc phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội cũng đang rất được dư luận ủng hộ. Với kinh phí rẻ, các "nhà máy điện mini" này đã được áp dụng cho khoảng 10 hộ dân dưới bến thuyền. Các nhà tổ chức chương trình thử nghiệm này hi vọng với những kết quả có được tại đây, có thể mở rộng mô hình tới nhiều địa phương khác.
So với việc phải trả 4000-5000 đồng cho một số điện được mắc dây, dẫn từ trên bờ xuống thì việc "máy phát điện mini" này đang rất được các hộ dân dưới bến thuyền chào đón.
Tuy nhiên, qua tham khảo cũng có một số ý kiến quan ngại về sự an toàn của việc làm này; trong đó có quan ngại về việc lắp cột quay gió được tạo từ 4 chiếc chậu nhựa có thể ảnh hưởng tới thăng bằng của con thuyền, lắp đặt các thiết bị không được đảm bảo, bảo quản đúng....
Bên cạnh đó, các ý kiến cũng cho rằng, với việc thắp sáng cho bóng điện 9W thì không đáng phải lo ngại tới chuyện điện giật.
H.Thỵ/ Người Đưa Tin
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân