Moitruong24h - Trung Quốc đã chuẩn bị một loạt các lựa chọn quân sự để đáp ứng với phán quyết bất lợi của PCA trong vụ kiện Biển Đông với Philippines.
Phán quyết do Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) công bố ngày 12/7 khẳng định Trung Quốc không có sơ sở lịch sử cho tuyên bố chủ quyền (trái phép) ở Biển Đông và không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế cho Trung Quốc.
Từ trước khi phán quyết được công bố, giới truyền thông và ngoại giao Trung Quốc đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm khẳng định chủ quyền (phi pháp) của Bắc Kinh ở Biển Đông đồng thời cố gắng hạ uy tín của PCA, khẳng định sẽ không tham gia hay công nhận phán quyết bất lợi cho mình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết Washington đã nhìn thấy những dấu hiệu về sự tích tụ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông trong những tuần gần đây.
Ngay trước khi ra phán quyết bác bỏ cơ sở pháp lý đối với các tuyên bố chủ quyền (phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại quan điểm coi Biển đông và các đảo trong khu vực "là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại", đồng thời khẳng định điều này sẽ không thay đổi sau phán quyết của PCA.
Giám đốc Đại học Quốc phòng Trung Quốc, Thiếu tướng Zhu Chenghu cho biết trong một tuyên bố trên tờ First Financial Daily mới đây cũng cho rằng Trung Quốc sẽ không nhượng bộ về sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền ở Biển Đông bởi "không giống như trong quá khứ, quân đội Trung Quốc giờ đã sẵn sàng và sẽ không thỏa hiệp về vấn đề này".
Bình luận về phản ứng của Bắc Kinh sau phán quyết bất lợi, tờ Bưu điện Hoa Nam ngày 13/7 cho rằng Trung Quốc có thể tăng tốc quân sự hóa các đảo xây dựng trái phép ở Biển Đông nếu Mỹ tăng cường các hoạt động quân sự trong khu vực sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA).
Bưu điện Hoa Nam dẫn lời chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, Li Jie, cho biết Trung Quốc đã chuẩn bị một loạt các lựa chọn quân sự để đáp ứng với phán quyết bất lợi của PCA trong vụ kiện Biển Đông với Philippines.
Sáng ngày 12/7, trang web quân sự của Trung Quốc Haohanfw.com đăng tải một bức ảnh cho thấy Trung Quốc đã điều tàu khu trục tên lửa dẫn đường thứ 4 Ngân Xuyên tới gia nhập Hạm đội Nam hải. Ảnh được công bố lúc 9 giờ sáng, chỉ vài giờ trước khi phán quyết của PCA được công bố chính thức. Ngân Xuyên là tàu khu trục lớp 054D thứ 4 gia nhập Hạm đội Nam hải của Trung Quốc trong 2 năm qua, sau các tàu Hợp Phì, Côn Minh, Trường Sa.
Cùng ngày 12/7, Tân Hoa Xã đăng tin cho biết hai sân bay nước này mới hoàn thành trên hai đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là đá Vành Khăn và Xu-bi, có khả năng tiếp đón các chuyến bay dân sự cỡ máy bay thương gia cỡ trung Cessna CE-680. Điều này đồng nghĩa với việc chúng có thể cho phép chiến đấu cơ Y-20 của Trung Quốc cất-hạ cánh.
"Nhiều loại vũ khí tiên tiến sẽ được triển khai tới Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài", chuyên gia Li nói thêm.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết Washington đã nhìn thấy những dấu hiệu về sự tích tụ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông trong những tuần gần đây.
Theo ông Li, Trung Quốc cũng có thể tiến hành một kế hoạch khác là thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, đẩy mạnh khai hoang các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, khai hoang bãi cạn Scarborough của Philippines, tiến hành nhiều kế hoạch tập trận quy mô lớn cũng như thử nghiệm các loại vũ khí tinh vi.
"Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ quyết định lựa chọn các biện pháp quân sự dựa trên cái gọi là "hành vi khiêu khích, thách thức chủ quyền quốc gia của Trung Quốc từ Mỹ" sau phán quyết", chuyên gia Li nói.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể công bố thiết lập ADIZ trong khu vực nếu Lầu Năm Góc tăng hiện diện quân sự bằng cách điều thêm tàu thuyền và máy bay tới Biển Đông nhằm củng cố quyền tự do hàng hải trong khu vực.
Julia Guifang Xue, một giáo sư về luật quốc tế tại Đại học Thượng Hải Jiao Tong nói rằng với sự nhạy cảm về vấn đề chủ quyền và an ninh, ông sẽ không ngạc nhiên khi thấy một số loại nỗ lực mới của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền (phi pháp) ở Biển Đông.
Mỹ đã điều tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Spruance hỗ trợ hai tàu khu trục USS Stethem và USS Momsen tiến hành tuần tra trong vòng 14 đến 20 hải lý của bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa hồi tháng trước, Navy Times dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho hay.
Nếu Bắc Kinh coi hoạt động tuần tra trong vòng 12 hải lý quanh các thực thể nước này đang chiếm giữ ở Biển Đông như một hành động xâm phạm lãnh hải, theo các chuyên gia quân sự, việc Mỹ tuần tra trong phạm vi 14 đến 20 hải lý có thể làm giảm thiểu nguy cơ đối đầu giữa lực lượng hải quân Trung Quốc và Mỹ. Ngoài ba tàu khu trục của Mỹ, hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS John Stennis, đã hiện diện ở Biển Đông kể từ năm ngoái.
Trung Quốc đã tiến hành tập trận hải quân một tuần trước thềm phán quyết, xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. "Thông điệp chính của cuộc tập trận này là muốn thể hiện rằng Trung Quốc đã trở nên tự tin hơn và có khả năng bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình ở Biển Đông", chuyên gia quân sự Bắc Kinh Song Zhongping nói.
"Thật vậy, việc công bố một ADIZ ở Biển Đông hay kế hoạch cải tạo bãi cạn Scarborough chỉ là một vấn đề thời gian và sẽ không bị ảnh hưởng bởi phán quyết", chuyên gia này nói thêm và cho rằng ADIZ hay các dự án cải tạo đất đá trái phép ở Biển Đông là một phần của chiến lược lớn hơn của Bắc Kinh nhằm kiểm soát an ninh khu vực bằng các phương tiện truyền thống và phi truyền thống.
Tuy nhiên, quan sát viên quân sự người Ma Cau, Antony Wong Dong, cho rằng Bắc Kinh đã học được từ Washington chiến lược ngoại giao "củ cà rốt và cây gậy" và khả năng Trung Quốc công bố thiết lập ADIZ ở Biển Đông trong năm nay là không lớn do nước này cần thêm thời gian để điều chỉnh dân số và các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo (trái phép).
Cố vấn chính sách châu Á của Tổng thống Barack Obama, Daniel Kritenbrink, đã bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc cho rằng hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ là một mối đe dọa. Reuters dẫn lời ông Kritenbrink nói rằng Hoa Kỳ không có ý định khuấy động căng thẳng khuấy ở Biển Đông như là một cái cớ để hiện diện trong khu vực.
"Chúng tôi từ lâu có một mối quan tâm sâu sắc về các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả ở Biển Đông cũng như việc giải quyết chúng một cách hòa bình, không bị ép buộc và phù hợp với luật pháp quốc tế," Kritenbrink nói tại một diễn đàn của Trung tâm chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS).
Úc, đồng minh của Mỹ, cũng cảnh báo chống lại "những hành động đơn phương" của bất kỳ bên nào trong tranh chấp. "Úc sẽ tiếp tục thực hiện các quyền luật pháp quốc tế của chúng tôi đối với tự do hàng hải và hàng không, ủng hộ quyền như vậy của các nước khác", Ngoại trưởng Julie Bishop cho biết trong một tuyên bố.
Julia Guifang Xue, một giáo sư về luật quốc tế tại Đại học Thượng Hải Jiao Tong nói rằng với sự nhạy cảm về vấn đề chủ quyền và an ninh, ông sẽ không ngạc nhiên khi thấy một số loại nỗ lực mới của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền (phi pháp) ở Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố phần lớn Biển Đông, nơi có 5 tỷ USD hàng hóa thương mại được vận chuyển qua mỗi năm. Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines cũng có tuyên bố chủ quyền về chủ quyền trong khu vực.
Ngoài các biện pháp trên, theo chuyên gia Song Zhongping, Trung Quốc cũng có thể sẽ cố gắng thuyết phục các nước láng giềng rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể tránh khỏi và chỉ có Bắc Kinh có khả năng đi đầu trong việc duy trì an ninh khu vực.
"Khi Trung Quốc kết thúc xây dựng trên hòn đảo nhân tạo, họ sẽ nói rằng đó là một nơi trú ẩn cho cả tàu dân sự và quân sự của các nước khác cũng như là một trạm dịch vụ cứu trợ thảm họa," ông nói thêm.
Hoàng Hải/Người Đưa Tin
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân