Moitruong24h - Tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, vừa diễn ra hội thảo đánh giá định kỳ 10 năm Khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQTG) Kiên Giang được UNESCO công nhận.
KDTSQTG Kiên Giang góp phần mang lại sinh kế cho người dân trong khu vực. Trong ảnh: Người dân huyện An Minh, Kiên Giang nuôi sò huyết dưới tán rừng
KDTSQTG Kiên Giang được UNESCO công nhận ngày 27/10/2006, với tổng diện tích 1.188.106 ha (vùng lõi 36.935 ha), gồm đất liền, biển và hải đảo, trải dài trên địa bàn 10 huyện, thị của tỉnh Kiên Giang. Đây là KDTSQ lớn thứ 2 trong 9 KDTSQ của Việt Nam được UNESCO công nhận.
TS Nguyễn Xuân Niệm, Phó Giám đốc Sở KH - CN Kiên Giang cho biết, KDTSQTG Kiên Giang có độ đa dạng sinh học cao, hệ thực, động vật phong phú với trên 2.340 loài.
Trong đó, 1.480 loài thực vật với 116 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ và 57 loài đặc hữu; khoảng 856 loài động vật với 78 loài quý hiếm, trong đó có 36 loài đặc hữu.
Hiện nay, đã ghi nhận thêm 48 loài động vật và 17 loài thực vật, với một số loài đặc hữu quý hiếm như thằn lằn ngón Phú Quốc, thằn lằn đá ngươi tròn đuôi trắng, thằn lằn chân ngón Hòn Tre, rắn lục Hòn Sơn, thu hải đường Bà Tài, lan bầu rượu Kiên Lương…
GS.TS Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia MAB Việt Nam đánh giá: “Thành công lớn nhất trong 10 năm qua của KDTSQTG Kiên Giang là góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong khu vực. Chúng ta bảo tồn không có nghĩa là đóng cửa tất cả, mà phải biết cách làm kinh tế dựa trên bảo tồn như phát triển du lịch, tạo ra sản phẩm độc đáo để thu hút du khách… Từ đó, tạo sinh kế cho người dân".
Theo Ban Quản lý KDTSQTG Kiên Giang, trong 10 năm qua, tổng ngân sách đầu tư trong KDTSQTG Kiên Giang khoảng 5.673.409 tỷ đồng, trong đó các tổ chức trong nước và quốc tế tài trợ khoảng 1.350 tỷ đồng.
Đ.T.Chánh/Nongnghiep.vn
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân