Moitruong24h - Với những dòng người nối dài và tấp nập, bất chấp gió mưa, trên “phố vàng” Trần Nhân Tông những ngày qua, lời cảnh báo “người dân cần hết sức thận trọng trong mọi quyết định mua, bán của mình, tránh những rủi ro không đáng có gây thiệt hại cho bản thân” vừa được nhà điều hành phát đi vào tối muộn 6/7 là cần thiết và nên được cân nhắc.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Vàng – thứ hàng hóa nửa tiền tệ, vốn đã được các cơ quan quản lý ở Việt Nam kiểm soát chặt chẽ theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP, sau một thời gian dài “ngoan ngoãn”, bỗng bất kham trở lại.
Tất nhiên, nguồn cơn tiên nguyên đến từ bên ngoài biên giới. Cụ thể là trời Âu với biến cố Brexit và phần nào là toan tính trù trừ của FED trong kế hoạch tăng lãi suất.
Song hiện tượng loạn giá trên thị trường vàng Việt Nam ít ngày qua lại đến phần nhiều từ những yếu tố bên trong biên giới.
Nói như cách nói của ông Nguyễn Ngọc Cảnh – Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì “chủ yếu vẫn là do yếu tố tâm lý” và “biến động thị trường như đã nêu trên chỉ là biến động nhất thời, chưa có xu hướng rõ ràng”.
Còn một yếu tố khác mà có lẽ ông Cảnh tránh nhắc tới, đó là số liệu lạm phát 6 tháng đầu năm 2016 đã tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ 2015- căn cứ trên công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê. Và nhìn xa hơn, nhiều chuyên gia đã nhận định, lạm phát năm 2016 có thể cao gấp 5 hoặc 10 lần lạm phát năm 2015, tùy theo thước đo lạm phát mà Chính phủ lựa chọn.
Chênh lệch giá vàng nội - ngoại đã đảo chiều chóng vánh. Giá vàng SJC trong nước sau nhiều tháng ổn định ở mức hạ hơn thế giới vài trăm nghìn đồng, đã bất ngờ lật ngược tình thế, vượt thế giới, có thời điểm đến 3 - 4 triệu đồng. Hiện tượng đầu cơ, lướt sóng, tạo sóng vàng trên thị trường là có thể nhận diện.
Với những dòng người nối dài và tấp nập, bất chấp gió mưa, trên “phố vàng” Trần Nhân Tông những ngày qua, lời cảnh báo “người dân cần hết sức thận trọng trong mọi quyết định mua, bán của mình, tránh những rủi ro không đáng có gây thiệt hại cho bản thân” vừa được nhà điều hành phát đi vào tối muộn 6/7 là cần thiết và nên được cân nhắc.
Diễn biến giá vàng hôm nay ở thị trường châu Á.
Trở lại với diễn biến giá vàng, chốt phiên giao dịch Thứ Năm (ngày 06/07), giá vàng giao tháng Tám trên sàn Comex tại Sở giao dịch New York Mercantile nhích tiếp $8,40 (+0,6%) lên đóng cửa ở $1.367,10/oz – đoạt đỉnh kể từ tháng 3/2014, theo số liệu của FactSet.
Tương tự, giá bạc giao Tháng Chín cũng tiếp tục tăng 29,6 cents (+1,5%) lên chốt ở $20,585/oz.
Còn trên phương thức giao dịch điện tử, tính đến thời điểm 8h56’ sáng nay (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay Comex đang đứng ở $1.367,82/oz.
Cùng lúc, tại thị trường châu Á, giá vàng miếng giao ngay trên sàn Kitco lại được yết ở $1.368,30/oz.
Giá vàng phiên 6/7 lên cao nhất hơn 2 năm do lo ngại tác động của việc Anh ra khỏi EU, khiến nhà đầu tư đổ tiền vào tài sản trú ẩn.
Chứng khoán châu Âu mất điểm và lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức xuống mức thấp kỷ lục ngày thứ 2 liên tiếp do lo ngại tác động của Brexit đến tăng trưởng kinh tế, làm tăng nhu cầu về tài sản trú ẩn.
Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Ba 5/7 đã tăng 28,8 tấn - mức tăng một ngày lớn nhất trong hơn 6 năm qua - lên 982,72 tấn, cao nhất kể từ tháng 6/2013.
Giá vàng vẫn tăng bất chấp USD mạnh lên trong khi bảng Anh lại lập đáy mới 31 năm qua so với đồng bạc xanh.
Giá vàng tính theo bảng Anh lên cao nhất hơn 3 năm qua, chạm 1.069,36 bảng Anh/ounce.
Giới đầu tư đang theo dõi để tìm manh mối về chính sách lãi suất của Fed từ biên bản họp chính sách tháng 6 công bố vào chiều muộn thứ Tư 6/7 sau khi Chủ tịch Fed New York William Dudley cho rằng Fed có thể kiên nhẫn trong việc nâng lãi suất.
Diễn biến giá vàng SJC 7 ngày qua.
Còn tại thị trường trong nước, mở cửa phiên giao dịch sáng nay (Thứ Năm ngày 7/7), giá vàng SJC nhích sau thời gian tăng nóng, đã cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt. Nên biết, nhà điều hành vừa tuyên bố vào tối muộn hôm qua: "NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến của thị trường và sẵn sàng các phương án và có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường vàng khi cần thiết."
Đến thời điểm 9h07’ sáng nay, giá vàng miếng SJC của Công ty TNHH Một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang đứng ở 38,45 – 39,45 triệu đồng/lượng (MV-BR), lùi sâu 250 nghìn đồng so với chốt phiên trước đó.
Tương tự, tại các đại lý của Doji, giá vàng miếng SJC cũng được Tập đoàn điều chỉnh giảm mạnh 700 nghìn đồng mỗi chiều về yết ở 37,90 – 38,90 triệu đồng/lượng (MV-BR) đối với giao dịch lẻ; và đắt hơn 10 nghìn đồng chiều mua, đồng thời rẻ hơn 10 nghìn đồng chiều bán đối với giao dịch buôn ở thị trường Hà Nội. Hiện, doãng chênh lệch 2 chiều mua - bán ở Doji là 1 triệu đồng/lượng.
Cùng thời điểm, giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đang được chào giá ở mức 37,90 – 38,90 triệu đồng/lượng (MV-BR). Trong khi, giá nhẫn tròn trơn loại Rồng vàng Thăng Long lại được yết ở 37,73 – 38,18 triệu đồng/lượng (MV-BR).
Còn chênh lệch nội – ngoại, quy đối theo tỷ giá hối đoái USD/VND mà ngân hàng Vietcombank đang niêm yết, tính ra giá vàng trong nước hiện đang cao hơn thế giới khoảng 2,7 triệu đồng đồng mỗi lượng (chưa tính thuế và chi phí gia công).
X.T/VietTimes
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân