Moitruong24h- Những năm gần đây huyện biên giới Quế Phong (Nghệ An) rất chú trọng việc phát triển kinh tế chăn nuôi theo mô hình gia trại. Trong đó mô hình "Chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học" do Trạm Khuyến nông huyện thực hiện đang thu hút sự quan tâm của nông dân.
Cán bộ Trạm KN Quế Phong kiểm tra mô hình của hộ Vi Thị Dung ở bản Na Cày
Cùng đi thăm mô hình chăn nuôi lợn ở các bản, kỹ sư nông học Hoàng Thị Tuyết, cán bộ kỹ thuật của Trạm KN Quế Phong cho biết, kinh phí thực hiện mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học nằm trong chuỗi đầu tư phát triển kinh tế miền núi, do Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cung cấp.
Trạm KN Quế Phong được Trung tâm KN tỉnh Nghệ An giao làm 5 mô hình ở 5 hộ gia đình thuộc xã Tiền Phong, bao gồm: Vi Thị Dung ở bản Na Cày, Phạm Minh Phương ở bản Đan, Lang Văn Quang, Lang Văn Tướng ở bản Phương Tiến 2 và Lang Văn Hùng ở bản Phương Tiến 3.
Các hộ thực hiện mô hình chỉ phải làm chuồng trại 2 hoặc 3 ngăn (do Trạm KN hướng dẫn làm) để nuôi 10 con lợn lai và phải có đủ nguồn thức ăn thô. Phần thức ăn tinh, chăm sóc sức khỏe cho đàn lợn đều do cán bộ của Trạm KN đảm nhiệm trong thời gian 3 tháng.
Về con giống, ngày 21/4/2016 cán bộ Trạm KN Quế Phong đã đến huyện Qùy Hợp lựa chọn được 50 con, trọng lượng 20 kg/con. Trước lúc đưa về cho các hộ, đàn lợn đã được tiêm phòng, kiểm dịch rất cẩn thận. Còn thức ăn tinh, qua lựa chọn ở nhiều địa chỉ khác nhau, cuối cùng trạm quyết định lấy nguồn thức ăn hỗn hợp của Cty CP Thức ăn chăn nuôi ViNa, SX tại Khu công nghiệp Nam Sách, TP Hải Dương.
Chúng tôi đã tới các bản làng đang thực hiện mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học, đi đến đâu cũng thấy bà con vui mừng cảm ơn cán bộ vì đàn lợn lớn nhanh, chỉ mới nuôi một tháng rưỡi mà khách hàng đã đến xin đăng ký mua để làm thịt.
Đến bản Na Cày, chị Vi Thị Dung cho người đi gọi anh chồng đang làm nương về nhà, anh mở một chóe rượu cần mời khách và dân bản đến cùng uống thăm, để cảm ơn cán bộ khuyến nông.
Chị Dung bảo: "Nhà ta được cán bộ Nhà nước cấp không thu tiền 10 con lợn, mỗi con có trọng lượng 20 kg. Thức ăn hỗn hợp cũng được cán bộ Tuyết mang đến cho ta. Trước khi nuôi lợn mô hình, nhà ta và dân bản ai cũng đã được nghe cán bộ Trạm KN tập huấn hướng dẫn kỹ thuật về chăn nuôi, nhưng mà ai cũng không còn nhớ. Bây giờ thì ta và mọi người trong bản đã nhớ rõ rồi, vì hàng ngày đều thấy cán bộ đến đây trực tiếp bày cách cân đong liều lượng thức ăn tinh cho đàn lợn, cách tắm cho lợn và vệ sinh chuồng trại để không bị ô nhiễm môi trường.
Chị Dung bảo: "Nhà ta được cán bộ Nhà nước cấp không thu tiền 10 con lợn, mỗi con có trọng lượng 20 kg. Thức ăn hỗn hợp cũng được cán bộ Tuyết mang đến cho ta. Trước khi nuôi lợn mô hình, nhà ta và dân bản ai cũng đã được nghe cán bộ Trạm KN tập huấn hướng dẫn kỹ thuật về chăn nuôi, nhưng mà ai cũng không còn nhớ. Bây giờ thì ta và mọi người trong bản đã nhớ rõ rồi, vì hàng ngày đều thấy cán bộ đến đây trực tiếp bày cách cân đong liều lượng thức ăn tinh cho đàn lợn, cách tắm cho lợn và vệ sinh chuồng trại để không bị ô nhiễm môi trường.
“Sắp tới, khi thời gian của dự án kết thúc, chúng tôi sẽ mời toàn dân đến tham gia hội thảo đầu chuồng để nghe cán bộ Trạm KN tập huấn thêm về kỹ thuật chăn nuôi lợn theo công nghệ mới. Và nhất quyết chúng tôi sẽ vận động bà con cùng nhau học tập để nhân rộng mô hình”, ông Nguyễn Đình Kiệm nhấn mạnh.... |
Đêm hôm, dù có mưa hay khuya sáng, nếu thấy con lợn nào có triệu chứng lạ, hay lười ăn là ta điện thoại gọi cho cán bộ Trạm KN đến ngay. Bây giờ ta thấy nuôi lợn theo công nghệ mới cũng đơn giản thôi, vì ngoài thức ăn tinh cho lợn ăn khô và uống nước, hàng ngày ta chỉ việc ra vườn cắt rau khoai, cây chuối về thái nhỏ cho nó ăn tươi, không phải đun nấu gì cả, vậy mà đàn lợn lớn nhanh lắm, bây giờ mỗi con cũng nặng đến 50 kg.
Mấy hôm nay người buôn cứ đến đòi mua lợn của ta với giá 55 nghìn đồng 1 kg lợn hơi, nhưng mà ta không thể bán, vì thời gian thực hiện mô hình là 3 tháng. Nhà ta và các nhà cùng thực hiện mô hình này, ai cũng đoán chắc khi đó con nào cũng phải nặng từ 100 kg".
Thấy tôi đang đặt bút tính toán, chị Dung nói ngay: "Ta tính rồi, nuôi 3 tháng 10 ngày con lợn mô hình này, ít ra ta cũng bán được hơn 50 triệu đồng đấy". Kỹ sư Hoàng Thị Tuyết bổ sung thêm: "Đây là mô hình kinh phí do Nhà nước cấp toàn bộ, còn tính chi ly, các hộ bỏ tiền ra nuôi thì tiền lãi thu về ít nhất cũng được 20 triệu đồng/10 con". Đánh giá về mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học này, ông Nguyễn Đình Kiệm, Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong khẳng định, đây là mô hình phát triển kinh tế rất hiệu quả. Nguồn thức ăn tinh của lợn đã được các cơ quan chuyên môn kiểm định, không có chất cấm, thức ăn thô thì gia đình nào cũng có dồi dào, thế nên thịt lợn khi bán rất đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chuồng trại lại được vệ sinh sạch sẽ, không ô nhiễm môi trường..
Hồ Quang/ Nông nghiệp VN
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân