Sau năm năm và một cuộc hành trình dài hơn 2.7 tỉ km bắt đầu từ mũi Canaveral, Florida, Mỹ, con tàu vũ trụ Juno, được đặt theo tên người vợ của Thổ thần trong thần thoại La Mã của NASA đã tiến vào quỹ đạo của Thổ tinh - hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời vào khoảng 11h trưa ngày 5/7 (giờ Việt Nam).
Tàu vũ trụ Juno. Ảnh: NASA
Những chặng đường cuối cùng của Juno là lúc khó khăn nhất mà phòng thí nghiệm động lực học của Nasa nín thở chờ đợi. Không ai biết rằng liệu nó có thể sống sót trước bức xạ và sự rung lắc vì ở quá gần Thổ tinh. “Thổ Tinh quay quá nhanh. Trọng lực của nó như một súng cao su khổng lồ, quăng đá, bụi, electron, nguyên cả những sao chối. Cái gì ở gần cũng đều trở thành vũ khí của nó hết” – Scott Bolton, giám đốc nghiên cứu Juno cho biết. Cuối cùng, con tàu vụ trũ đốt cháy động cơ chính của nó trong 35 phút và giữ cho độ cao của nó chỉ vào khoảng 4000 km so với tầng mây trên cùng của hành tinh này.
Tàu vũ trụ Juno đang bay gần hơn 6000 km bề mặt Thổ Tinh so với tất cả những con tàu vụ trũ khác trước đây. Nasa hi vọng rằng, con tàu vũ trụ này sẽ ở vị trí có thể chụp được cận cảnh Thổ tinh vào ngày 27/8, cũng là thời điểm các thiết bị khoa học bên trong con tàu được bật và chạy thử lần đầu tiên.
Khi đó, nhiệm vụ cụ thể của Juno sẽ là: Xác định cụ thể lượng nước trong khí quyển của Thổ tinh, điều này sẽ giúp xác minh giả thuyết hình thành Thổ Tinh trước đó (hoặc phải đi tìm một giả thuyết mới khác); Phân tích sâu khí quyển của Thổ Tinh để đo đạc thành phần, nhiệt độ, mức độ di chuyển của mây và các thành tố khác; Sơ đồ hóa từ trường và trọng trường của Thổ Tinh, hé lộ cấu trúc sâu hơn của hành tinh này; Khám phá và nghiên cứu từ quyển của Thổ Tinh, đặc biệt là các cực quang – những ánh sáng phát ra từ phía Bắc và phía Nam của Thổ Tinh, đưa ra những phân tích mới về từ trường của hành tinh này và ảnh hưởng của nó đến khí quyển.
Ngoài ra, Juno cũng được kỳ vọng có thể khám phá ra những mặt trăng mới quanh Thổ tinh. Đã có 67 mặt trăng của hành tinh này được phát hiện nhưng rất có thể sẽ còn nhiều hơn nữa. Và tại sao điều này lại thú vị? Europa, một trong những mặt trăng lớn nhất của Thổ tinh có thể chứa sự sống. Dưới lớp vỏ băng giá của nó được cho là ẩn chứa cả một đại dương, vì thế, những mặt trăng khác cũng có thể chứa nước và những sinh vật sống. Scott Bloton nói: “Chắc chắn là chúng ta sẽ khám phá ra những mặt trăng mới của Thổ tinh”.
Juno là tàu vũ trụ được cung cấp năng lượng từ vị trí xa nhất so với Mặt Trời từ trước đến giờ. Tấm thân hình lục giác của con tàu liên tục quay vòng trong vũ trụ được gắn ba tấm pin năng lượng mặt trời cỡ lớn để thu những tia sáng yếu ớt từ hệ Mặt Trời bên ngoài. Máy tính và những thiết bị khoa học của Juno được đặt bên trong một khoang bảo vệ bằng titanium nặng khoảng 180 kg và cố định giữa những tấm pin mặt trời để không bị khuất tầm nhìn. Juno được xây dựng bởi tập đoàn công nghệ Lockheed Martin (Mỹ), có thể vận hành tối đa trong 20 tháng và sẽ bay quanh quỹ đạo của Thổ Tinh 37 vòng. Trong vòng cuối cùng, nó sẽ xuyên qua bầu khí quyển của Thổ tinh trước khi bị nghiến vụn và bốc hơi.
Hảo Linh/TC Tia Sáng
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân