Moitruong24h- Nhờ công nghệ in 3D này mà khả năng con người có thể sống được trên Mặt Trăng đã có vẻ khả thi hơn.
Từ năm 2014, các nhà khoa học hàng đầu của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tập trung phát triển công nghệ xây nhà ngoài không gian, giúp các phi hành gia sống và làm việc trên Mặt Trăng vào năm 2020 và lên sao Hỏa vào năm 2030. Thậm chí, CEO Elon Musk của Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian SpaceX cũng có mong muốn đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2025.
Để làm được điều đó, Giáo sư Behrokh Khoshnevis thuộc Đại học South California (Mỹ) đã có một giải pháp xây nhà ở ngoài không gian. Theo đó, ông Khoshnevis đã phát triển công nghệ in 3D mang tên “Đường viền Phác thảo”, cho phép các nhà khoa học thực hiện việc xây nhà trên Mặt Trăng bằng cách bấm nút điều khiển từ khoảng vị trí cách Mặt Trăng hàng trăm ngàn km.
Việc con người có thể sống trên Mặt Trăng đã khả thi hơn nhờ vào công nghệ in 3D. (Nguồn: Tech Insider)
Với công nghệ này, người ta sẽ đưa những máy in 3D lên Mặt Trăng và nhiều hành tinh khác. Các robot sẽ thực hiện công việc xây dựng theo các chương trình đã được lặp sẵn với thời gian dự kiến khoảng 24 giờ và sử dụng các vật liệu có sẵn trên hành tinh đó như bê tông hoặc đất. Theo lý thuyết, cấu tạo địa chất trên Mặt Trăng có thể đáp ứng 90% các vật liệu cần thiết trong quá trình xây dựng, giáo sư Khoshnevis cho hay.
Hệ thống xây nhà tự động của “Đường viền Phác thảo” không chỉ làm giảm chi phí mà còn làm giảm thời gian xây dựng. Được biết, “Đường viền Phác thảo” là “Giai đoạn 2” trong chương trình Giới thiệu công nghệ sáng tạo và tiên tiến (NIAC) của NASA.
NIAC là một chương trình đặt nền móng cho những thiết kế, sản phẩm đầy tiềm năng, hứa hẹn sẽ là bước đi đột phá của tương lai. Không phải là những minh họa, hình ảnh đẹp mắt nhưng xa vời như trước đó, những dự án này sẽ có một vai trò mật thiết, gắn liền với chuyên môn và ứng dụng thực tế.
Trong quá trình chuẩn bị cuối cùng với tên gọi “Giai đoạn 2”, không thể không nhắc đến dự án với những kết cấu công trình thích nghi và thay đổi trong tương lai.
Theo đó, áp lực du hành trong không gian chắc chắn sẽ ít nhiều trở nên nhẹ bớt đi nhờ vào những trạm vụ trũ dừng chân dọc theo hành trình. Vì vậy, dự án “Môi trường thích nghi” bước đầu được ra mắt cùng kế hoạch tích hợp vào một số điểm mốc những robot có chức năng lắp ráp, xử lý kết cấu, với mục đích không chỉ tạo ra một hệ thống trạm dừng luân phiên, mà còn có thể sửa đổi chúng sao cho phù hợp với nhu cầu về sau.
Công trình hiện tại sẽ được khởi động bằng cách phân tích khả năng, sau đó tiến hành đưa một mẫu lên phạm vi ngoài quỹ đạo Mặt Trăng. Hơn nữa, giới khoa học cũng khẳng định thêm rằng, nếu thành công, sự hiện diện của những thiết kế trên với mật độ cao sẽ không còn là điều xa lạ.
Trang Ngân
Theo TG& VN/ Tech Insider
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân