Moitruong24h - Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Sự kiện: Chữa bệnh từ thiên nhiên Chia sẻ.
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là do kết quả của sự kết tủa một số chất chứa trong nước tiểu. Có nhiều yếu tố gây sỏi thận như nhiễm độc, một số thực phẩm, một vài loại thuốc (thuốc chứa canxi, vitamin C,...). Bởi sản phẩm chuyển hóa trung gian của vitamin C là axit oxalic, do đó, khi dùng liên tục và liều cao có thể gây nên sỏi thận (sỏi oxalat canxi).
Một số trường hợp bị sỏi thận do rối loạn chuyển hóa (ví dụ bệnh gút) hoặc do chế độ ăn, uống không hợp lý (uống ít nước, lười ăn rau, canh, dùng nhiều kali, phytate và dùng ít protein thực vật, natri và sucrose) làm tăng hàm lượng canxi, oxalate, axit uric trong nước tiểu gây sỏi thận.
Hãy đề phòng trước những dấu hiệu thầm lặng của căn bệnh sỏi thận.
Ngoài ra, sỏi thận có thể do dị dạng đường tiểu hoặc một số bệnh đường tiểu làm cản trở lưu thông nước tiểu gây ứ đọng tạo nên sỏi (dị dạng, u, sỏi bàng quang, u xơ, viêm tiền liệt tuyến). Sỏi thận có thể do nhiễm khuẩn đường tiểu (viêm thận, viêm bàng quang, niệu đạo,...). Sỏi bàng quang, sỏi niệu quản có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng gây nhiễm khuẩn thận, từ đó có thể tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi thận.
Sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi có tác động mạnh (đi xe vào đường mấp mô, gồ ghề, nhiều ổ gà,...) hay hoạt động mạnh (chạy, nhảy, mang vác nặng, cử động mạnh,...) hoặc do thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau ở vùng thắt lưng, có thể đi kèm rối loạn tiểu, khó chịu, trướng hơi, đầy bụng, buồn nôn và nôn.
Đau bụng thường đau dữ dội (gọi là cơn đau quặn thận), đau vùng thắt lưng nhất là phía thận có sỏi, nếu sỏi thận hai bên thì đau toàn bộ vùng thắt lưng, đau xuyên cả ra hông, lưng. Tuy vậy, có trường hợp do sỏi nằm ở vị trí bể thận, sỏi to cho nên chỉ đau âm ỉ. Một số trường hợp đau thắt lưng từng cơn. Đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi.
Bên cạnh triệu chứng đau, tiểu ra máu có thể gặp trong sỏi thận. Đái máu chính là biến chứng thường gặp của sỏi thận do di chuyển, cọ sát của sỏi. Đái máu có thể làm nước tiểu có màu đỏ (chảy máu nhiều) mắt thường nhìn thấy được (chảy máu đại thể), trường hợp rỉ máu phải xét nghiệm nước tiểu mới thấy được (chảy máu vi thể).
Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu (niệu quản, bàng quang) người bệnh hay buồn đi tiểu và triệu chứng thường gặp là đau thắt lưng, đái buốt, đái dắt, đái són. Nếu có kèm theo nhiễm khuẩn đường tiết niệu (thận, niệu quản hoặc bàng quang) sẽ xuất hiện đái đục (nước tiểu có mủ) và có thể đái ra sỏi.
Biến chứng sỏi thận thường gặp nhất là cản trở đường tiểu làm ứ đọng nước tiểu gây tổn thương thận, suy thận, đặc biệt khi có nhiễm khuẩn đường tiểu đi kèm. Cần lưu ý, khi người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau thắt lưng, đái buốt, đái dắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp do biến chứng của sỏi thận.
Cách điều trị sỏi thận
Sỏi thận có nhiều cách chữa bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Điều trị nội khoa theo Tây Y có kết quả rất giới hạn và tốn kém. Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật lấy sỏi hay các thủ thuật như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, lấy sỏi niệu quản qua nội soi đều là các kỹ thuật xâm lấn, chi phí điều trị cao, phải có những chỉ định chuyên biệt. Tuy nhiên, hơn 60% số người bị sỏi thận sẽ bị tái phát trở lại, do đó việc ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị là rất quan trọng.
Dùng thuốc từ thảo dược để điều trị sỏi thận bắt đầu được chú ý từ những năm 1970. Trong đó, kim tiền thảo – Desmodin styracifolium (Osb.) Merr. Fabaceae – là dược liệu rất công hiệu để chữa các bệnh về sỏi thận, sỏi tiết niệu. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy kim tiền thảotác dụng điều trị tốt đối với sỏi có gốc canxi. Thời gian điều trị phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi trong đường tiết niệu. Sau khi hết triệu chứng lâm sàng, có thể phòng ngừa sự tái kết sỏi bằng cách dùng kim tiền thảo với liều thấp hơn.
Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự lớn lên thêm của viên sỏi, đồng thời hòa tan sỏi thận theo cơ chế bào mòn. Sau đó nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mà làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và bị đẩy ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Ngoài ra, kim tiền thảogiúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra.
Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu rất dễ tái phát, do đó cần tuân thủ chế độ ăn uống đủ nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi, đạm động vật… thường xuyên sử dụng kim tiền thảo với liều duy trì giúp phòng tránh sỏi đường tiết niệu, nhằm mang lại cho người bệnh cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nguồn: GDTĐ
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân