Hotline:
Banner
Tin Nóng

Đồng Bằng Sông Cửu Long: Nguy cơ bị nhiễm thạch tín nguồn nước ngầm

19 Tháng Sáu 2016 12:58:34 CH

Ngày 14/6/2016, tại TP Cần Thơ đã diễn ra hội thảo “Các giải pháp công nghệ phù hợp cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước, năng lượng và sử dụng đất đai vùng ĐBSCL” do UBND TP cần Thơ phối hợp với Bộ Liên bang Nghiên cứu và Giáo dục CHLB Đức, Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam và Học viên Karlsruhe- CHLB Đức.

Buổi hội thảo có sự tham dự của hơn 100 đại biểu là các nhà khoa học, chuyên gia đến tử CHLB Đức, Pháp, Phần Lan, Úc, Ý và Việt Nam.


Trong đó đáng chú ý là phát biểu của chuyên gia CHLB Đức nghiên cứu sử dụng bền vững nguồn nước ngầm ở khu vực Đông Nam Á – GS.TS Stefan Norra cho biết, nguồn nước ngầm ở Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi ô nhiễm thạch tín (Asen) trong địa chất, nồng độ thạch tín trong nước nhiều nơi đã vượt mức an toàn (trên 10µg/l).

Thạch tín tác động rất lớn đến sức khỏe của người sử dụng nước bị nhiễm, dẫn đến tác động tâm lý và sức khỏe người dân. “Nguồn nước ngầm ở ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ nhiễm thạch tín, cần phát hiện nồng độ thạch tín trong nguồn nước ngầm càng sớm càng tốt bởi về lâu dài, thạch tín có nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe” – GS.TS Stefan Norra cảnh báo.

Giải pháp nào cho nguồn nước ngầm ĐBSCL?

Đề xuất về phương pháp quản lý nguồn nước ở ĐBBSCL, ông Stefan Norra cho rằng cần có lộ trình và tính đến trường hợp xấu nhất. Phải có nhiều giải pháp; có sự phối hợp toàn diện về nhiều mặt, những giải pháp kỹ thuật, kế hoạch, quản lý, quản lý nước ngầm mang tính tổng thể. Cần quản lý, quan trắc bảo vệ chất lượng nước, có cơ chế quản lý cho toàn bộ vùng ĐBSCL để giúp mọi người có thể sử dụng nước sạch.

Cùng với đó, GS.TS Franz Nestmann cho biết, việc đưa nước ngọt trở lại mạch nước ngầm là một giải pháp khả thi để ngăn chặn việc xâm ngập mặn, phục vụ cho việc sản xuất ở vựa lúa này. Đồng thời, ĐBSCL cần sử dụng các nguồn năng lượng nhiệt, gió và mặt trời.

 

H.A/moitruong24h

 

  • Thích và chia sẻ bài viết :

Bình luân