Moitruong24h - Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 21/7, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, các ủy ban của Quốc hội, từ Kinh tế, Khoa học Công nghệ và Môi trường đến Ủy ban Về các vấn đề xã hội… cần phải tăng cường giám sát, đây là nội dung “đặt hàng” của cử tri. Phải trả lời thỏa đáng cho câu hỏi: một dự án như thế có xứng đáng tồn tại hay không. Theo tôi là không.
ĐBQH Trần Hoàng Ngân trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội. Ảnh: TN
ĐBQH Trần Hoàng Ngân nói, “Vừa qua, lãnh đạo Chính phủ tuy mới nhận nhiệm vụ đã tập trung xử lý ngay, tìm ra nguyên nhân và quy trách nhiệm cụ thể. Nhưng vấn đề là ở chỗ ngay từ ban đầu Formosa đã là nhà đầu tư có “lý lịch” về mặt môi trường không tốt, đáng lý ra với lý lịch đó thì khâu xét duyệt, theo dõi, giám sát trong suốt quá trình đầu tư phải đặc biệt chú trọng. Đó là bài học lớn trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Chính phủ là không chấp nhận đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”.
Sai phạm của Formosa ảnh hưởng đến 4 tỉnh miền Trung, không chỉ riêng Hà Tĩnh, vậy công việc khắc phục hậu quả tới đây cần triển khai như thế nào, thưa ông?
Sai phạm đó không chỉ ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, mà còn ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế biển, cũng như ảnh hưởng rất to lớn đến xã hội, dân sinh. Vì vậy, để khắc phục hậu quả cần phải có dự án quốc gia, không thể giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường hay thậm chí UBND tỉnh Hà Tĩnh giải quyết. Cần phải có một ủy ban quốc gia để điều phối công việc phức tạp, nặng nề này.
Bên cạnh đó, các ủy ban của Quốc hội, từ Kinh tế, Khoa học Công nghệ và Môi trường đến Ủy ban Về các vấn đề xã hội… cũng cần phải tăng cường giám sát, đây là nội dung “đặt hàng” của cử tri. Phải trả lời thỏa đáng cho câu hỏi: một dự án như thế có xứng đáng tồn tại hay không. Theo tôi là không.
Nói cách khác, Chính phủ nên có cách thức giải quyết minh bạch, dứt khoát. Chính sách bảo vệ môi trường được áp dụng nghiêm khắc và thống nhất cho tất cả các nhà đầu tư, không chỉ nhà đầu tư nước ngoài mà tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên đất nước Việt Nam.
Cần rà soát lại toàn bộ vấn đề môi trường của các dự án, đảm bảo kinh tế phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên và không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Tất nhiên giải quyết như vậy thì phải khắc phục hậu quả lớn, nhưng có thể không lớn bằng hậu quả mà một dự án lớn như vậy có thể gây ra trong suốt 70 năm. Tất nhiên, tôi hiểu Đài Loan (Trung Quốc) là một nền kinh tế đầu tư lớn vào Việt Nam nên việc giải quyết cần phải đầy đủ khoa học và tính thuyết phục.
Riêng vấn đề tính toán, bồi thường cho người dân, khôi phục môi trường hậu Formosa, ông có lưu ý gì?
Tôi được biết Chính phủ cũng đã có chính sách hỗ trợ cho người dân, nhưng có thể nói là những khoản đền bù hỗ trợ đó cũng rất khó bù đắp được những tổn thương cho ngành kinh tế biển, tài nguyên thiên nhiên biển và người dân. Càng nhanh chóng triển khai hỗ trợ cho ngư dân càng tốt, đặc biệt là hộ nghèo, hộ dân đang bị tổn thương từ môi trường biển.
Đồng thời, cần kiểm tra chặt chẽ hệ thống xử lý chất thải của hàng loạt doanh nghiệp ven biển, ven sông khác, như công ty ở Bình Phước đang gây ảnh hưởng môi trường sông Sài Gòn, hay nhà máy giấy ở Hậu Giang… Về lâu dài, cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế; phân công thống nhất một bộ duy nhất quản lý toàn diện về môi trường, tránh tình trạng tương tự như an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà bày tỏ sự ủng hộ với việc tham gia giám sát của Quốc hội trong vụ Formosa. "Tôi cho rằng, nếu có sự tham gia của Quốc hội thì càng tốt, càng cần. Chính phủ chắc chắn sẽ rất hoan nghênh nếu có giám sát Quốc hội. Bởi giám sát Quốc hội là trực tiếp, hiện nay chúng ta có Mặt trận tổ quốc, cơ quan Nhà nước, Quốc hội giám sát tối cao, ở góc độ pháp luật, các chủ trương lớn. Hoàn toàn rất cần”. |
Thảo Nguyên/Thanh Tra
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân