Rất nhiều người cảm thấy bực bội vì đã bật bếp khá lâu mà không thấy bếp nóng. Bếp không báo lỗi, quạt vẫn chạy, đèn cảnh báo vẫn sáng,... nhưng thức ăn nhưng nồi thì vẫn nguội ngắt. Đôi khi nồi có nóng lên song chỉ ở mức âm ấm chứ không thể đạt được nhiệt độ như yêu cầu. Vậy tại sao bếp từ không nóng, nóng yếu trong khi nguồn điện vẫn ổn định?
Bếp từ có mạch điện nhận biết giá trị điện áp nguồn nuôi. Khi nguồi nôi không ổn định, có giá điện áp quá nhỏ khiến mạch điện bảo vệ tác động làm ngắt phần điện dao động kích cho khối công suất ngừng hoạt động. Khối công suất bị ngắt không thể biến đổi điện năng thành nhiệt năng. Điều này làm bếp từ không thể làm nóng xoong nồi.
Đây là bộ phận nhanh "lão hóa" nhất của bếp điện từ. Tụ điện lọc nguồn này dược mắc trực tiếp với hai cực dương, âm của cầu diode. Khi khối công suất trong bếp từ hoạt động thì điện năng nuôi cho mâm đĩa từ được lưu trữ nhờ vào tụ lọc nguồn 5uF này. Khi giá trị điện dung của tụ điện giảm thì năng lượng điện cấp cho khối công suất không đủ dẫn đến bếp từ không nóng.
IGBT chết thường làm cháy cầu chì hoặc làm nhảy aptomat tự động. Nếu chúng không làm nguồn điện ngắt đột ngột thì có thể IGBT bị chết ở dạng đứt mạch. Việc cháy đứt IGBTsẽ làm mất dao động trong trong mâm dây dẫn đến không có từ trường biến thiên để làm nóng nồi.
Bếp từ khá kén nồi, chỉ sử dụng được loại nồi có khả năng "nhiễm từ". Nếu sử dụng các loại xoong nồi bằng thủy tinh, gang, đất nung,... không kèm đĩa từ thì cũng làm bếp từ không nóng. Đáy xoong, nồi gồ ghề, không bằng phẳng cũng khó nhận được đủ lượng nhiệt làm nóng đều thức ăn.
Xoong nồi đặt không đúng vị trí bếp những làm bếp không thể nóng do không nhận diện được đáy nồi nhiễm từ. Nồi quá nhỏ hoặc quá to cũng có khiến gây ra tình trạng này.
Tùy vào từng nguyên nhân mà bạn sẽ có những giải pháp giải quyết tình trạng này khác nhau. Khi gặp tình trạng này cần bình tĩnh tìm hiểu lý do để "bắt mạch bệnh". Một khi đã biết nguyên nhân thì bạn sẽ biết cách khắc phục rất nhanh.
- Do điện áp hoạt động của bếp quá nhỏ: Tìm hiểu, lựa chọn nguồn điện phù hợp với công suất bếp, nên lắp ổn áp riêng để cung cấp nguồn điện cho bếp được ổn định.
- Do tụ lọc điện nguồn 5uF yếu: nếu tụ lọc đã quá yếu, không cung cấp đủ năng lượng điện cho khối công suất thì bạn nên thay mới.
- Do chết sò công suất IGBT: Cũng giống như do tụ lọc điện quá yếu, nếu IGBT đã chết thì bạn buộc phải thay mới linh kiện này để bếp hoạt động bình thường trở lại.
- Do sử dụng sai nồi: Nếu không biết chắc nồi bạn đang dùng có đúng loại nồi dành cho bếp từ không, bạn có thể kiểm tra bằng 1 chiếc nam châm. Nếu nam châm và đáy nồi hút nhau, nghĩa là nồi dành cho bếp từ, nếu không thì bếp này không thể dùng được.
- Do đặt sai vị trí nồi: Đặt lại nồi cho đúng vị trí. Có thể lựa chọn nồi có kích thước phù hợp, vừa vặn với bếp hơn.
"Của bền tại người", biết cách sử dụng đúng cách sẽ giúp bếp từ hoạt động tốt, ổn định, ít xảy ra sự cố. Trước tiên bạn cần chuẩn bị bộ xoong nồi phù hợp với bếp. Bạn có thể dùng đĩa từ nếu chỉ có xoong nồi bằng thủy tinh, gang song đây chỉ là giải pháp tạm thời vì lạm dụng đĩa từ khiến mặt bếp bị xước và hoạt động kém đi.
So với bếp gas, bếp điện từ có khả năng làm nóng xoong, chảo nhanh hơn. Tuy nhiên nên lựa chọn mua bếp phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu sử dụng chế độ nhiệt cao nhất để đun nóng xoong, chảo trước khi cho thức ăn vào, bạn có thể làm xoong, chảo bị cháy. Do đó, khi dùng bếp điện để nấu nướng, bạn nên cài đặt chế độ nhiệt thấp để đảm bảo an toàn.
Khi bếp phát sinh sự cố, nếu không thể tự khắc phục hoặc thay mới linh kiện cần liên hệ đội ngũ kỹ thuật tại showroom đã mua hàng, không nên tự ý mua linh kiện trôi nổi online để tự thay vì không đảm bảo chất lượng, thậm chí làm ảnh hưởng đến các linh kiện khác.
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017
Bình luân