Hotline:
Banner
Tin Nóng

ASEAN: Thị trường đầu tư lớn nhất của Việt Nam

15 Tháng Bảy 2016 9:08:02 CH

Moitruong24h - Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), doanh nghiệp Việt đã đầu tư gần 20,2 tỷ USD ra nước ngoài. Riêng khu vực ASEAN, các doanh nghiệp Việt đã đầu tư sang 9 quốc gia với tổng vốn đăng ký 10,38 tỷ USD, chiếm 50,3% số dự án và 51,3% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.


 

Thành công bước đầu

Các con số nói trên cho thấy ASEAN hiện là thị trường đầu tư quan trọng nhất của nước ta. Xếp theo thứ hạng, 8 quốc gia nhận vốn đầu tư nhiều nhất của doanh nghiệp Việt lên tới 17,1 tỷ USD, chiếm 85% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Trong 8 quốc gia này, riêng khu vực ASEAN đã chiếm một nửa số nước (4 nước) và 60% số vốn. Cụ thể như sau:

Số TT

Quốc gia

Số DA cấp mới

Vốn đăng ký mới

(tỷ USD)

Số lượt tăng vốn

Vốn tăng thêm

(tỷ USD)

Tổng vốn đầu tư

(tỷ USD)

1

Lào

265

3,947

44

1,041

4,989

2

Campuchia

179

3,313

35

0,301

3,615

3

LB Nga

19

0,993

3

1,440

2,443

4

Venezuela

2

1,825

0

0

1,825

5

Peru

6

1,336

1

0

1,336

6

Angeri

1

0,035

1

1,226

1,261

7

Malaysia

12

0,469

5

0,750

1,220

8

Myanmar

43

0,435

10

0,128

0,473

Trong lĩnh vực năng lượng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đầu tư sang Campuchia với dự án thăm dò dầu khí lô XV Vùng hồ Tonle Sap, có diện tích 6.900 km2. Dự án này có thời hạn 30 năm đối với dầu và 35 năm đối với khí, giai đoạn thăm dò kéo dài 7 năm, bắt đầu từ năm 2010.
Các dự án của doanh nghiệp Việt đầu tư sang khu vực ASEAN đều thuộc những lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh như nông lâm nghiệp, năng lượng, khai khoáng, bất động sản, tài chính, ngân hàng, viễn thông…

Ngoài thăm dò, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) và Tổng công ty Đầu tư Hải ngoại (OCIC) của Campuchia còn thành lập Công ty liên doanh Dầu khí để triển khai Dự án Nhà máy Pha chế Xăng dầu từ Condensate, nguyên liệu được nhập từ Việt Nam với công suất dự kiến khoảng 2.200 tấn/năm.

Trong lĩnh vực khai khoáng, năm 2015 Tập đoàn Hóa chất đã khởi công Dự án Chế biến muối mỏ tại tỉnh Khammuane, nước CHDCND Lào. Đây là dự án có quy mô lớn, tổng mức đầu tư 522 triệu USD và có tầm quan trọng đặc biệt đối với chiến lược phát triển của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, làm cơ sở để Tập đoàn tiếp tục khẳng định vai trò vị trí đi đầu trong lĩnh vực sản xuất hóa chất, phân bón.

Trong lĩnh vực viễn thông, Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) đã đầu tư nhiều dự án xây dựng hạ tầng, phát triển mạng lưới viễn thông ở Campuchia và Lào. Hiện tại, mạng Metfone ở Campuchia, và Unitel ở Lào vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu về mạng lưới.

Không chỉ là đầu tư

Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đều phối hợp tốt với chính quyền địa phương và tham gia tích cực các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như: xây dựng trường học, bệnh viện, đường sá, nhà tái định cư cho người dân vùng dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội quốc gia tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là tại Lào và Campuchia.

Nguyên Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong khẳng định dự án khai thác và chế biến muối mỏ kali tại tỉnh Khammuane do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đầu tư là dự án có công nghệ hiện đại, góp phần quan trọng vào thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội của Lào và làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt - Lào.

Nhìn trên tổng thể, số vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư sang Lào là 4,9 tỷ USD, cao nhất trong tổng số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của Việt Nam. Các dự án đầu tư của Việt Nam đã tạo nền tảng, cơ sở cho việc thành lập các ngành công nghiệp trong tương lai của Lào: khai thác và chế biến cao su; sản xuất đường, thủy điện; khai thác và chế biến khoáng sản... Đồng thời tạo việc làm cho khoảng 4 vạn lao động của Lào, tạo thu nhập, cải thiện đời sống người lao động; bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào.

Với Campuchia, thị trường đầu tư lớn thứ hai của doanh nghiệp Việt. Theo Báo cáo của Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam ở Campuchia, doanh nghiệp Việt đang hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng như tài chính - ngân hàng, năng lượng, khai khoáng, nông nghiệp, viễn thông...

Ông Kith Meng, Chủ tịch Phòng Thương mại Campuchia nhận định đầu tư của Việt Nam có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và góp phần nâng cao đời sống của người dân đất nước Chùa Tháp, góp phần thiết thực cho mối quan hệ hữu nghị bền chặt lâu dài giữa hai dân tộc.

 

 

 

Vân Trung/TC Công Thương

  • Thích và chia sẻ bài viết :

Bình luân