Đến giờ phút này có thể nói, hiện tượng La Nina sẽ xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian tới”. GS Trần Thục - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu (VPCC) cho biết như vậy về tình hình khí tượng những tháng cuối năm.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quyết định số 172/QĐ-BKHCN phê duyệt “Chương trình khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020” do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện.
Thiên tai liên tục xảy ra, tình hình sạt lở đê biển Tây ngày một nghiêm trọng hơn. Ai cũng biết nguyên nhân là do biến đổi khí hậu, nhưng nguyên nhân sâu xa lại là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, là do con người.
Ðê biển Tây có tổng chiều dài trên 94 km, nằm nối dài qua địa bàn các huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Phú Tân. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu cộng với làn sóng di dân tự do đã ảnh hưởng nhiều đến diện tích rừng phòng hộ ven biển Cà Mau. Hệ luỵ kéo theo là nhiều đoạn đê đã vỡ và có nguy cơ vỡ rất cao. Tình hình sạt lở ngày càng trở nên trầm trọng trong khi nguồn vốn để bồi trúc đê biển chưa thể đáp ứng.
Nằm trong số những thực vật sống lâu đời nhất trên Trái Đất, các loài cây khổng lồ phải đối mặt với một loạt nguy cơ từ nạn phá rừng, hạn hán và biến đổi khí hậu.
Nhằm tăng cường nhận thức cho người dân về những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và an ninh nguồn nước, ngày 15/7, Đại sứ quán Hungary tại Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức phát động cuộc thi ảnh với chủ đề "Nước của chúng ta - Cuốc sống của chúng ta".
Một trong những loại hình thiên tai khốc liệt trong xu hướng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường toàn cầu đáng lo ngại hiện nay là sa mạc hóa biển, một vấn đề tương đối ít được đề cập nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sự phát triển bền vững ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Số liệu do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố ngày 15/6 cho thấy nền nhiệt toàn cầu trong tháng Năm vừa qua lại một lần nữa phá vỡ kỷ lục, khi mà các khu vực Bắc bán cầu vừa trải qua mùa Xuân nóng nực nhất.
Báo cáo về các rủi ro thảm họa toàn cầu - Global Catastrophic Risks (GCRs) 2016 của các nhà khoa học từ Đại học Oxford (Anh) cho thấy, nhân loại đang trong tình trạng bấp bênh và phải đối mặt với nhiều nguy cơ xóa sổ bất cứ lúc nào, trong đó biến đổi khí hậu được xác định là sự kiện “tận thế” chính có thể quét sạch 10% dân số Trái Đất trong 5 năm tới.
Ngày 19/5, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có buổi tiếp xã giao Đại sứ Charlotte Laursen, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Đan Mạch tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Môi trường, Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Văn phòng Bộ.
17:14 05-09-2017
15:17 22-08-2017
14:11 16-01-2018
13:16 17-07-2016
11:11 18-12-2017